Home » » Nhân viên sở hữu công việc cũng là một nét văn hóa - HR

Nhân viên sở hữu công việc cũng là một nét văn hóa - HR

Unknown | 07:45 | 0 nhận xét

Nhân viên sở hữu công việc cũng là một nét văn hóa

(HR) Khi giao dịch với một doanh nghiệp thông qua người chủ trực tiếp của doanh nghiệp đó, bạn có được trải nghiệm gì?

Có lẽ bạn thường được đánh giá cao và được tôn trọng như thể mình là khách hàng duy nhất. Thế nhưng khi phải làm việc trực tiếp với một nhân viên thì chưa chắc bạn được đối xử như thế. Làm thế nào để thu hẹp sự khác biệt ấy để khách hàng luôn có cảm giác mình là khách hàng đặc biệt và trung thành hơn với doanh nghiệp? Câu trả lời là hãy nuôi dưỡng văn hóa “ Sở hữu công việc” (OWNERSHIP) cho các nhân viên…

Khi được tôn trọng, đánh giá cao và đối xử như một khách hàng đặc biệt, khách hàng không chỉ muốn làm ăn lâu dài với doanh nghiệp mà còn kể lại cho bạn bè, người thân về những trải nghiệm tích cực của họ đối với doanh nghiệp. Điều đáng tiếc là trên thực tế các nhân viên của nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn vai trò của họ trong một phạm vi hẹp, tức một chiều theo chức năng của họ. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng thì chỉ biết tập trung vào nhiệm vụ bán hàng. Còn một nhân viên kế toán thì chỉ quan tâm đến những con số.

Làm thế nào để các nhân viên có tinh thần sở hữu và suy nghĩ, hành động ra khỏi phạm vi trách nhiệm công việc của mình để hướng đến khách hàng nhiều hơn? Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia.

Trước tiên là xem lại chính mình. Hãy xem lại cách mà bạn - người chủ doanh nghiệp hay những nhà quản lý cấp cao - đang đối xử với các nhân viên của mình. Cách mà bạn đối xử với họ cũng là cách mà họ đối xử với khách hàng. Khi các sếp đối xử tốt với nhân viên của mình thì họ cũng sẽ làm điều tương tự đối với khách hàng.

Trao quyền cho nhân viên. Hãy trang bi cho nhân viên những kiến thức, kĩ năng và các công cụ cần thiết để họ có thể không chỉ làm tốt công việc của mình, mà còn có thể xử lý những công việc ngoài phạm vi của họ, nhất là những vấn đề liên quan đến các yêu cầu của khách hàng. Khi nhân viên được trao quyền, họ không cần phải tìm đến các cấp cao hơn, mà chủ động giải quyết các vắn đề phát sinh. Họ sẽ có được sự tự do để hành động và chịu trách nhiệm về kết quả. Khi mắc phải sai lầm, họ cũng chủ động tìm mọi cách để khắc phục.

Loại bỏ bớt các thủ tục ngăn cản nhân viên suy nghĩ và hành động như một người chủ. Thông thường, khi không hài lòng, khách hàng thường yêu cầu gặp bằng được chủ doanh nghiệp hay người quản lý cao nhất. Nhưng cuối cùng khách hàng cũng chẳng   nhân sự   đạt được kết quả tốt đẹp hơn so với những điều mà các nhân viên đã giải thích trước đó. Tại sao phải mất thời gian cho chuyện này?

Hãy nói với các nhân viên rằng họ phải giải quyết công việc như thể đang là chủ doanh nghiệp. Khi tin tường ở các nhân viên, sếp sẽ tạo cho họ sự tự tin và điều đó sẽ cải thiện đáng kề kết quả làm việc của họ. Nhưng để các nhân viên thật sụ chủ động giải quyết công việc doanh nghiệp cần phải cải tiến các quy trình, thủ tục và tạo điều kiện cho các nhân viên cắp dưới có thể ra quyết định nhiều hơn và quan trọng hơn trong công việc hằng ngày của họ.

Vấn đề truyền thông. Các nhân viên cần phải được cập nhật kịp thời về mọi chuyện đang diễn ra trong doanh nghiệp. Không có điều gì tồi tệ hơn chuyện một nhân viên khi nghe một khách hàng nào đó nói về doanh nghiệp của mình thì tỏ ra ngạc nhiên. Nên nhớ rằng các nhân viên cấp dưới chính là những người trực tiếp gặp gỡ khách hàng nhiều nhất. Họ cần phải có đủ thông tin cần thiết để trao đổi với khách hàng.

Tìm hiểu phản hồi của nhân viên. Các nhân viên là người hiểu rõ nhất, khách hàng thích điều gì và không hài lòng điều gì. Khi tận dụng được sức mạnh trí tuệ của nhân viên, doanh nghiệp có the hoạt động kinh doanh và đem đền cho khách hàng những điều mà họ thật sự mong muốn. Chính quá trình này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, được đánh giá cao và là một thành viên quan trọng trong tổ chức.

Theo nguoilanhdao.Vn

Mạnh dạn thay đổi công việc

(VietQ.Vn) - Bạn là một nhà kinh doanh.Bạn muốn thay đổi công việc phù hợp với bản thân. Đừng lo lắng. Hãy suy nghĩ tích cực và mạnh dạn thực hiện.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực (SHRM), khoảng 19% người lao động Mỹ không hài lòng với công việc của họ. Hầu hết các nhân viên đều muốn thay đổi một công việc mới ưu tiên các khoản bồi thường công bằng, an toàn lao động, có cơ hội để sử dụng kỹ năng của họ một cách hiệu quả, và có mối quan hệ tốt với cấp trên.



Bạn muốn có một công việc làm hài lòng bạn 81%. Sau đây là 4 lời khuyên từ các chuyên gia phát triển chuyên môn và nhân sự cho những ai muốn thay đổi công việc thành công.

Lời khuyên đầu tiên: Đừng để bị loại chỉ vì bộ hồ sơ

Chia sẻ gần đây của Laszlo Bock –lãnh đạo bộ phận nhân sự của Google đã thu hút nhiều người đọc trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn.Bài viết đề cập những sai lầm phổ biến nhất của ứng viên khi làm hồ sơ xin việc.

Sau đây là một số tiêu chuẩn cho hồ sơ của bạn.

Chính tả: Bạn nghĩ bạn sẽ không mắc phải lỗi chính tả bởi vì bạn liên tục sửa đổi? Hãy nghĩ lại. Bài chia sẻ đề cập "Thực tế, những người cẩn thận chuẩn bị hồ sơ xin việc lại đặc biệt dễ mắc lỗi này vì đó là kết quả của việc chỉnh sửa hồ sơ liên tục hết lần này đến lần khác.” Laszlo Bock khuyên nên đọc hồ sơ của bạn từ dưới lên để phát hiện từng lỗi nhỏ.

Độ dài: Bạn chỉ cần một trang sơ yếu lý lịch cho mười năm kinh nghiệm làm việc. Sơ yếu lý lịch dài hơn sẽ không được đọc, ông Bock nhắc nhở chúng ta rằng "mục đích duy nhất của một hồ sơ xin việc là để giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn. "Vì vậy, không cần phải đề cập đến câu chuyện cuộc sống của bạn.

Bảo mật: Không cung cấp bất kỳ thông tin nào về công ty bạn đã từng làm việc nếu công ty đó đưa ra chính sách bảo mật. Một bản sơ yếu lý lịch như vậy ngay lập tức sẽ bị từ chối.

Mẹo thứ hai: Đừng để lo âu về việc thay đổi công việc lấn át bạn

Susan Biali, bác sĩ của trang Physical Today khuyến cáo, nên viết ra chính xác những gì bạn đang sợ. Một khi nỗi sợ hãi được liệt kê, rõ ràng ngay cả khi bạn gặp phải những tình huống tệ nhất của bạn thì đó cũng chưa phải là sự kết thúc.

Bà nhấn mạnh "Bất cứ lúc nào bạn ra ngoài vùng thoải mái của bạn,bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Bạn cảm thấy lo lắng không có nghĩa là điều xấu sẽ xảy ra."Biali cũng đối chiếu kinh nghiệm cá nhân với sự lo lắng:" Hầu hết thời gian, lo lắng có nghĩa là một cái gì đó thực sự tuyệt vời đang xảy ra và rằng tôi đang di chuyển qua lãnh thổ mới theo những giấc mơ của tôi.

"Khi những thay đổi lớn đang diễn ra sẽ kèm theo sự lo lắng. Hãy nhớ: nhận ra nó, nhưng không cúi đầu trước nó.

Mẹo thứ ba: Không nói dối

Trong bài đăng trên LinkedIn của mình, Bock cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trung thực khi nộp hồ sơ cho công việc mới.Nếu bạn đang mong muốn thay đổi công việc để sử dụng phù hợp hơn các kỹ năng, tài năng, và điểm tốt của bạn, bạn không còn lựa chọn nào khác là có một cái nhìn trung thực vào những yếu tố này. Làm thế nào để bạn có thể chọn một công việc thử thách nhưng ý nghĩa nếu như bạn không chắc chắn cái gì ý nghĩa và thách thức bạn?

Theo cố vấn lãnh đạo Kathleen O'Grady của công ty Raleigh Coaching, không bao giờ được thỏa hiệp về những giá trị đích thực của bạn. Cô phân tích "Nếu công việc bạn làm để kiếm sống một là giúp bạn tăng thu nhập bên cạnh đó còn là nghề có đạo đức tuyệt đối thì bạn đã tìm thấy tiếng gọi đích thực của cuộc sống của bạn. Đừng nghe người khác và hãy bắt đầu lắng nghe chính mình. Bạn chính là chuyên gia có trình độ duy nhất có thể dẫn dắt cuộc đời bạn. "

Mẹo thứ tư: Tự đánh giá bản thân

Nếu bạn có một thời gian khó khăn để tìm ra những gì bạn muốn thay vì những gì bạn phải làm, hãy sử dụng một trong rất nhiều bản tự đánh giá trực tuyến. Những câu đố được thiết kế đơn giản để giúp bạn suy nghĩ về những gì bạn thích, bạn thấy cuộc sống chuyên môn của bạn như thế nào,các kỹ năng của bạn ở đâu, và ngành công nghiệp thích hợp với bạn.

Thậm chí nếu bạn đã cảm thấy thoải mái trong ngành công nghiệp của bạn,việc xem xét lại giá trị cốt lõi, thế mạnh, và mục tiêu nghề nghiệp của bạn với một đánh giá đơn giản có thể sẽ có ích cho bạn.

Cuối cùng, tìm kiếm một công việc mới xứng đáng hơn thì trong tầm tay của bạn. Hãy suy nghĩ tích cực, đúng với giá trị của bạn, và thực hiện nó.

Ánh Nguyệt  

Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Tài liệu quản trị Hành Chính - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang